Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chia Sẽ Kiến Thức
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Similar topics
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
Latest topics
» tài liệu học lập trinh web của trường ĐHKHTN
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptyTue Feb 21, 2012 7:37 pm by Admin

» trang Học anh văn trực tuyến
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptyTue Feb 21, 2012 7:33 pm by Admin

» các tên miển đã đăng kí
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptySat Feb 04, 2012 9:18 am by Admin

» Tư duy lập trình
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptyThu Nov 10, 2011 9:06 am by Admin

» 10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptyThu Nov 10, 2011 9:04 am by Admin

» Thủ thuật tăng nhanh “nội công” cho sinh viên IT và lập trình viên trẻ
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptyThu Nov 10, 2011 9:02 am by Admin

» Một số lời khuyên cho người học IT
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptyThu Nov 10, 2011 9:01 am by Admin

» Làm thế nào để học tốt CNTT ở trường đại học?
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptyThu Nov 10, 2011 8:58 am by Admin

» 5 Cách để học lập trình nhanh hơn – 5 Ways you can Learning Programming Faster
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptyThu Nov 10, 2011 8:55 am by Admin

» Từ điển động từ đi với giới từ - Giới từ theo sau các tính từ
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptySat Oct 15, 2011 8:15 am by Admin

» Các tính từ đi với giới từ "To" kèm theo ví dụ!
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptySat Oct 15, 2011 8:13 am by Admin

» Động từ đi với giới từ
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptySat Oct 15, 2011 8:12 am by Admin

Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm

 

 10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 127
Join date : 18/03/2011
Age : 32
Đến từ : ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑

10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT   10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT EmptyThu Nov 10, 2011 9:04 am

10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT


Ngành CNTT cũng có nhiều những bí mật đằng sau nó mà chỉ những người kỳ cựu trong nghề mới biết rõ. Những bí mật này có thể làm ngạc nhiên bất cứ ai đang muốn bước chân vào làm trong lĩnh vực này.

Nếu bạn đang chuẩn bị cho một sự nghiệp trong ngành CNTT hay là những người mới đến, có thể rất nhiều trong số những “bí mật” dưới đây sẽ khiến bạn ngạc nhiên, bởi vì chúng tôi – những chuyên viên CNTT thường không nói nhiều về chúng. Tuy nhiên, nếu như bạn đã là một nhân viên kỳ cựu trong ngành, những “bí mật” này là rất thường tình và thậm chí còn bật mí thêm một vài điều khác không có trong danh sách nữa ấy chứ. Đa số những bí mật này đều nhắm đến các đối tượng là các nhà quản trị mạng, giám đốc hay các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật. Các đối tượng khác như phát triển hay lập trình đều không phải là đích ngắm của bản danh sách này – bởi họ cũng có danh sách những bí mật riêng của mình – nhưng một số điều cũng có thể áp dụng với họ được.

1. Mức lương của ngành CNTT là tương đối cao so với các ngành khác, nhưng do họ trả bạn cao như vậy, họ thường nghĩ rằng họ “sở hữu” bạn.

Mặc dù mức lương của các chuyên gia công nghệ không còn cao như trước thời kỳ Internet bùng nổ và ngành CNTT đã có những bước chuyển dữ dội vào năm 2001-2002 nhưng nó vẫn là rất cao so với rất nhiều ngành nghề khác.

Và bạn có rất nhiều lý do để tin tưởng rằng nhu cầu về các chuyên gia công nghệ vẫn sẽ tiếp tục tăng trong vài thập kỷ tới do công nghệ vẫn tiếp tục đóng vai trò ngày càng to lớn hơn trong kinh doanh và xã hội.

Tuy nhiên, bởi vì “giá” của các chuyên gia nay là khá “đắt đỏ” nên một số công ty đối sử với họ như thể món đồ sở hữu vậy. Nếu như bạn có phải trả lời một cuộc điện thoại hỗ trợ kỹ thuật vào lúc 9pm bởi vì một ai đó đang làm việc muôn, bạn sẽ được nghe: “Đó là một phần của công việc!” Hoặc nếu như bạn có phải làm thêm 6 tiếng nữa vào ngày thứ Bảy đê tiến hành nâng cấp phần mềm nhằm tránh việc kinh doanh rơi vào giờ chết, bạn sẽ được bảo rằng: “ Không có nhiều thời gian chậm trễ nữa bởi vì anh đang làm việc ăn lương. Đó là lý do tại sao chúng tôi trả anh lương cao như vậy!”

2. Đó là lỗi của bạn kể cả khi người dùng có gây ra những sai lầm ngớ ngẩn. Một số người sẽ tức tối tìm đến bạn khi họ bực mình.

Họ hét lên: “Chuyện quái gì với cái thứ này vậy?” hoặc: “ Cái máy tính này không làm việc!” hoặc: “ Anh đã làm cái quái gì với cái máy tính vậy?”. Thực tế là, những vấn đề đó đôi khi chỉ là do họ vô tình xóa mất cái biểu tượng Internet Explorer trên màn hình, hay ngắt dây chuột do vô tình đạp chân lên, hoặc đánh đổ café lên bàn phím…vv.

3. Bạn sẽ từ một gã du côn trở thành một anh hùng và rồi lại trở lại là một tay du côn nhiều lần trong ngày.

Khi bạn chữa được những lỗi khiến cho rất nhiều nhân viên phải ngồi chơi suốt 10 phút qua một cách thần kỳ – kỳ thực là họ không nhận ra là nó rất đơn giản- bạn trở thành người hùng và là nhân viên được mọi người ưu ái.

Nhưng họ sẽ dễ dàng quên rằng bạn là một người hùng chỉ vài giờ sau đó khi họ gặp rắc rối với cái máy in do mạng bị down – khi đó, bạn sẽ là kẻ thù số một. Nhưng nếu như bạn chỉ cho họ một vài thủ thuật tiện lợi với Microsoft Outlook trước giờ nghỉ, bạn sẽ lại là người hùng.

4. Bằng cấp không phải lúc nào cũng giúp bạn giỏi hơn, nhưng chúng có thể giúp bạn kiếm công việc tốt hơn hoặc tăng lương.

Những chuyên gia “săn đầu người” và phòng nhân sự rất “yêu” các chứng chỉ CNTT. Chúng giúp nhân viên nhân sự nắm bắt thông tin của các ứng viên và việc xem xét các công việc phù hợp với họ trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể sẽ nghe rất nhiều các chuyên gia giàu kinh nghiệm than vãn rằng có những nhân viên được tuyển vào dựa trên bằng cấp mà thực sự chả có tí kinh nghiệm làm việc thực tế nào cả.
Và họ thường nói đúng. Chuyện này xảy ra ở rất nhiều lĩnh vực, nhiều vị trí. Nhưng thực tế là những bằng cấp đó mới là chìa khóa mở cửa sự nghiệp của bạn. Chúng cho thấy rằng bạn là một người có tổ chức, có hoài bão và có khát vọng giáo dục bản thân và nâng cao kỹ năng của mình.

Nếu bạn là một chuyên gia công nghệ giàu kinh nghiệm và có bằng cấp phù hợp với công việc và kinh nghiệm của mình, bạn rõ ràng sẽ cực kỳ “đắt hàng”. Bằng cấp đơn giản chỉ là một công cụ để chứng tỏ kiến thức và là một cách để bạn “market” chính mình. Tuy nhiên, chúng không phải là một chỉ dẫn đáng tin cậy rằng bạn sẽ làm việc tốt.

5. Các đồng nghiệp không chuyên IT sẽ coi bạn như là một chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật tại gia.

Các đồng nghiệp của bạn (rồi bạn bè, gia đình, cả hàng xóm của bạn nữa) cũng sẽ coi bạn như là một chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho máy tính và mạng tại nhà họ.

Họ sẽ email cho bạn, gọi bạn và thậm chí là ghé qua văn phòng của bạn để hỏi chuyện về cách điều trị mấy con virus mới nhảy vào máy tính của họ hoặc tại sao cái router Wi-Fi ở nhà họ lại không hoạt động sau lần mất điện gần đây, hoặc làm cách nào để cho mấy cái ảnh và video lên trang web. Một số người thậm chí còn có nhã ý muốn mang máy ở nhà họ đến tận văn phòng để cho bạn “điều trị” giúp. Những người lịch sự thì đề nghị trả tiền cho bạn, còn một số khác thì chỉ trông chờ bạn làm giúp không công.

Giúp đỡ mọi người cũng tốt thôi, nhưng bạn cũng cần phải biết nên dừng lại ở đâu và khi nào nên từ chối.

6. Mọi việc diễn ra tốt đẹp thì đó là công của nhà cung cấp và cố vấn, còn khi có trục trặc thì ấy là lỗi của bạn.

Làm việc với các nhà tư vấn là một phần quan trọng của công việc và có thể là một trong những phần việc nhiều thách thức nhất.

Các công ty tư vấn có thể gửi đến những chuyên gia để giúp bạn triển khai những hệ thống chuyên biệt. Khi mọi thứ hoạt động trơn tru thì đó là một đối tác tuyệt vời. Nhưng bạn hãy cẩn thận. Khi có sự cố xảy ra, một số công ty tư vấn sẽ tìm cách đổ lỗi cho bạn bằng cách biện hộ rằng những giải pháp của họ hoạt động ngon lành ở những nơi khác, vì vậy chắc chắn là có vấn đề với cơ sở hạ tầng “IT” tại công ty bạn.

Ngược lại, nếu như dự án thành công tốt đẹp thì bên tư vấn sẽ tìm cách để chiếm mọi công lao và lờ đi khối lượng đáng kể công việc mà bạn đã thực hiện để giúp điều chỉnh và triển khai giải pháp cho công ty bạn.

7. Dành quá nhiều thời gian để theo đuổi công nghệ cũ hơn là triển khai cái mới.

Một trong những điều hấp dẫn nhất khi làm việc trong môi trường này là bạn sẽ có cơ hội tiếp cận những công nghệ mới nhất, đột phá nhất.

Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp hiếm thấy trong đa số công việc liên quan đến công nghệ. Sự thật là các chuyên gia này thường giành quá nhiều thời gian để bảo trì, quan tâm và “săn sóc” những công nghệ đã dùng từ lâu hơn là áp dụng các công nghệ mới.

Ngay cả với những chuyên gia tư vấn, những người thường xuyên làm việc với các công nghệ mới nhất và tốt nhất, vẫn có xu hướng làm việc đầu tiên là với các giải pháp đã có từ lâu và được công nhận hơn là những công nghệ mới đột phá.

8. Các chuyên gia kỳ cựu thường lại là những rào cản áp dụng công nghệ mới. Rất nhiều các công ty đã có thể triển khai áp dụng những công nghệ tiên tiến hơn là họ đã làm.

Có rất nhiều những thời cơ khi mà việc nâng cấp và thay thế phần mềm hay cả cơ sở hạ tầng có thể sẽ giúp tiết kiệm tiền bạc và tăng hiệu quả làm việc và lợi nhuận.

Tuy nhiên, thông thường những hòn đá tảng lớn nhất ngáng đường trong việc áp dụng các công nghệ mới lại không phải là do vấn đề thiếu kinh phí, do sự từ chối của ban quản lý mà đó chính là những cựu binh trong bộ phận CNTT. Một khi họ đã quen và làm việc tốt với một cái gì đó, họ thường rất ngại hay miễn cưỡng phải thay đổi nó.

Điều này có thể là một việc làm tốt bởi vì công việc phụ thuộc vào tính ổn định của cơ sở hạ tầng thông tin. Nhưng đó có thể được dùng như là một lời xin lỗi cho việc không giành thời gian để nghiên cứu những cái mới hoặc thay đổi hướng làm việc của họ. Họ đã trở nên lười biếng, tự mãn và tự hài lòng với bản thân.

9. Một số chuyên gia sẽ cho triển khai những công nghệ phù hợp với khả năng của họ hơn là giúp ích việc làm ăn của công ty.

Một sự khôn ngoan nữa nhưng rất đáng chê trách đó là một số chuyên gia CNTT thường chọn và triển khai những công nghệ dựa trên kiến thức và hiểu biết của họ với công nghệ đó – khiến cho công việc kinh doanh của công ty phải dựa vào những nhân viên này để điều hành chúng, hơn là những công nghệ phù hợp nhất cho việc kinh doanh.

Lấy ví dụ như một chuyên gia có thể chọn một giải pháp yêu cầu ít kỹ năng chuyên sâu để bảo trì thay vì chọn một giải pháp được thiết kế hoàn toàn phù hợp cho công việc đó. Hoặc một quản lý CNTT có nhiều kiến thức về Linux/Unix do đó anh ta sẽ chọn những giải pháp dựa trên nền Linux hơn là Windows, thậm chí cho dù là giải pháp dùng Windows là một sự lựa chọn tốt hơn cho kinh doanh (hoặc ngược lại, một quản trị chuyên Windows sẽ dễ dàng bỏ qua các ứng dụng trên nền Linux)

Họ thường đưa ra những lý do biện hộ hay những cái cớ cho những hành động này, tuy nhiên họ đa phần đều là không trung thực.

10. Các chuyên gia thường sử dụng tiếng lóng chuyên ngành để làm các nhà quản lý không chuyên về kỹ thuật bối rối và che đậy sự thật là họ đã làm hỏng việc.

Tất cá các chuyên gia, thậm chí là những người giỏi nhất cũng đôi khi làm hỏng việc. Đây là một lĩnh vực mà mọi thứ đều có nguy cơ mất trắng và các hệ thống được quản lý thì thường rất phức tạp và khó mà hòa hợp.

Tuy nhiên, không phải tất cả các chuyên gia này đều dám thừa nhận là họ đã mắc sai lầm. Rất nhiều trong số họ đã tận dụng một thực tế là các nhà quản lý (thậm chí là một số nhà quản lý kỹ thuật cấp cao) thướng không am hiểu lắm về công nghệ, do vậy, họ sẽ sử dụng những từ chuyên môn để khiến các vị quản lý rối lên rồi (và che giấu sự thật) khi giải thích về một sự cố hay có lỗi xảy ra.

Ví dụ:
Để nói với các nhà quản lý tại sao một ứng dụng về tài chính lại trục trặc sau 3 tiếng chạy, một nhân viên có thể nói: “ Chúng ta gặp sự cố ‘màn hình xanh’ BSOD tại máy chủ SQL mà chương trình đang chạy. Tại “bọn” Microsoft anh ạ!” Nhưng sự thật về cái lỗi “màn hình xanh” mà các chuyên gian này nói tới là do anh ta đã cập nhật driver cho máy chủ mà bỏ qua việc chạy thử trước.

Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
https://tinhoc09.forumvi.com
 
10 bí mật hàng đầu về công việc trong ngành CNTT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những chứng chỉ Công nghệ thông tin quan trọng nhất đối với dân IT
» Làm thế nào để học tốt CNTT ở trường đại học?
» Tổng hợp serial hàng nghìn phần mềm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: Học Tập :: Ebook kinh nghiệm lập trình-
Chuyển đến